

Giải đáp thắc mắc khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho người mới bắt đầu
Tại thị trường Việt Nam, trái phiếu doanh nghiệp là công cụ chứng chứng khoán huy động vốn phổ biến nhất cùng với cổ phiếu. Tuy vậy, với đặc thù về quy mô vốn và cách thức đầu tư, đa phần nhà đầu tư không tìm hiểu quá sâu về trái phiếu. Hãy cùng DSC tìm hiểu các kiến thức cơ bản về trái phiếu doanh nghiệp.
Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư mới một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Người sở hữu sẽ được trả một tỷ lệ lãi suất cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và toàn bộ vốn khi đáo hạn.
Chi phí lãi trả cho trái chủ sẽ được doanh nghiệp tính vào chi phí trước thuế. Hiểu đơn giản, trái phiếu là bạn cho công ty vay tiền để hoạt động kinh doanh.
Hình thức trái phiếu
Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành bởi doanh nghiệp dưới dạng bút toán ghi nợ và chứng chỉ. Người sở hữu trái phiếu gọi là trái chủ.
Trái phiếu có rủi ro không?
Trái phiếu được đánh giá ít rủi ro hơn cổ phiếu vì nhà đầu tư được trả lãi suất định kỳ và nhận lại vốn gốc khi hết kỳ hạn. Ngay cả khi doanh nghiệp phá sản, trái chủ cũng sẽ được ưu tiên trả nợ trước cổ đông sở hữu cổ phiếu thường.
Nhà đầu tư trái phiếu với mục đích nắm giữ đến hết kỳ hạn cũng sẽ không chịu rủi ro biến động giá trái phiếu trên sàn niêm yết.
Tuy vậy thì trái chủ vẫn sẽ cần lưu ý các rủi ro như lạm phát, rủi ro từ phía tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán, rủi ro lãi suất,...
Ví dụ : Trong một khoảng thời gian lãi suất không đổi và thấp, giá trị của trái phiếu cũng được duy trì do nhà đầu tư thấy rằng lãi suất trái phiếu này là hấp dẫn nhất hiện tại. Khi lãi suất tăng lên, doanh nghiệp phát hành trái phiếu mới phải nâng lãi suất phát hành để hấp dẫn nhà đầu tư, khiến các trái phiếu cũ với lãi suất thấp hơn trở nên kém hấp dẫn và giảm giá.
Ví dụ: Lạm phát sẽ làm lãi suất thực của trái phiếu trở nên kém hấp dẫn, đôi khi không đủ đánh bại lạm phát và có lãi. Nói một cách đơn giản : trái phiếu có lãi suất 10%/năm nhưng năm đó lạm phát đạt 7%/năm thì lãi suất thực bạn nhận được là 3%/năm do tiền mất giá.
Phí và thuế khi giao dịch trái phiếu
Các loại phí và thuế khi giao dịch trái phiếu bao gồm phí giao dịch, phí môi giới, phí lưu ký và thuế bán trái phiếu và thuế thu nhập cá nhân khi nhận lãi đáo hạn.
Thu hồi vốn đầu tư trái phiếu thế nào?
-
Khi trái chủ muốn rút tiền về, họ sẽ phải bán lại trái phiếu đó cho tổ chức phát hành ( nếu doanh nghiệp có cam kết mua lại trước hạn), hoặc nhà đầu tư khác
-
Giá bán tại thời điểm đó sẽ là giá trị trường, dẫn đến việc bạn chưa chắc thu hồi được vốn gốc. Đấy là chưa kể đến các chi phí cho thủ tục mua bán.
-
Đôi với trái phiếu niêm yết, việc giao dịch sẽ thực hiện hiện trên sàn tập trung
-
Đối với trái phiếu không niêm yết:Nhà đầu tư sẽ tự tìm kiếm và giao dịch với nhau với giá cả thỏa thuận giữa cá nhân và không bị ràng buộc bởi quy định mua bán trên sàn tập trung.
Quyền của trái chủ là gì?
-
Trái chủ không có quyền biểu quyết tại đại hội cổ đông, không có quyền đề cử, ứng cử và tham gia vào hoạt động của công ty.
-
Trong trường hợp phá sản, trái chủ sẽ được ưu tiên trả nợ trước sở hữu cổ phiếu.
-
Trái phiếu có thời hạn xác định. Vì vậy khi đến kỳ hạn, doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh thanh toán cả lãi và gốc theo quy định cho trái cho.
-
Trái phiếu có thể được mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, thừa kế như cổ phiếu.
DSC hy vọng qua bài viết này nhà đầu tư có thêm hiểu biết về trái phiếu cho danh mục đầu tư. Đội ngũ tư vấn tại DSC cung cấp dịch vụ tư vấn về đầu tư trái phiếu cũng như danh mục đầu tư chứng khoán nói chung.









