Hướng dẫn mua trái phiếu doanh nghiệp cho người mới bắt đầu
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hiện đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi ít rủi ro hơn cổ phiếu và mang tới cơ hội sinh lời ổn định. Tuy nhiên, những rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp có thể xảy đến khi nhà đầu tư không nắm chắc những thông tin liên quan tới loại hình đầu tư này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DSC tìm hiểu về cách giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.
Mua trái phiếu doanh nghiệp ở đâu? Cách mua trái phiếu doanh nghiệp
Hiện nay, nhà đầu tư có thể mua trái phiếu doanh nghiệp bằng 2 cách:
Mua trực tiếp tại nơi phát hành trái phiếu của doanh nghiệp đó: với cách này thì người mua sẽ mua trực tiếp trái phiếu từ công ty.
Mua trái phiếu doanh nghiệp trên sàn chứng khoán: người mua có thể mua trái phiếu từ công ty hoặc từ các nhà đầu tư khác muốn bán lại trái phiếu.
Lợi ích của trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu là kênh dẫn vốn quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thay vì vay ngân hàng (với các điều khoản khắt khe về định mức, lãi suất, tài sản đảm bảo,...), doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn từ các nhà đầu tư trên thị trường. Ngược lại, nhà đầu tư có thể mua trái phiếu doanh nghiệp thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp là cao hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng do doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán (vỡ nợ) do cơ cấu tài chính không bền vững, tình hình hoạt động kinh doanh kém phát triển.
Rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp
Rủi ro lớn nhất khi mua trái phiếu doanh nghiệp là doanh nghiệp không trả lại tiền gốc và lãi vay cho nhà đầu tư. Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán mà nhà đầu tư có thể biết trước mức lãi tối đa họ có thể nhận được là bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp phá sản, không còn khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi vay thì rất có thể đó sẽ là khoản đầu tư thua lỗ. Vì vậy, để phòng tránh rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp, ngoài mức lãi suất cao thì nhà đầu tư còn nên tìm hiểu kĩ về các điều khoản của trái phiếu (kỳ trả lãi, nợ gốc, tài sản đảm bảo, mục đích phát hành,...) và cơ cấu tài chính, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Điều kiện mua trái phiếu doanh nghiệp
Đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng và được niêm yết trên sàn chứng khoán, tất cả nhà đầu tư đủ 18 tuổi có thể tham gia mua/bán loại trái phiếu này. Tuy nhiên, đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, người mua bắt buộc phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp theo quy định của nhà nước bởi việc tìm hiểu và nắm bắt các thông tin cần thiết của các trái phiếu riêng lẻ này với nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ là rất khó, thêm vào đó, kinh nghiệm cũng như hiểu biết của nhà đầu tư cá nhân với kênh đầu tư này còn hạn chế, dẫn tới khả năng thua lỗ cao trong tương lai.
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là gì?
Để được trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, các nhà đầu tư cần thuộc 1 trong các đối tượng sau đây:
Tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm,…
Công ty có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng
Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán có giá trị trên 2 tỷ đồng và được công ty chứng khoán xác nhận
Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 1 tỷ đồng.
(Theo điều 11 Luật Chứng khoán năm 2019)
Bán trái phiếu doanh nghiệp
Chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp là hình thức nhà đầu tư bán lại trên sàn giao dịch chứng khoán (đối với trái phiếu phát hành ra công chúng), và có thể bán lại với người quen, bạn bè hoặc nhà đầu tư nào có nhu cầu trực tiếp (đối với trái phiếu phát hành riêng lẻ).
Mẫu hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp
Qua bài viết trên, DSC hy vọng nhà đầu tư có thể có những hiểu biết nhất định về việc mua/bán trái phiếu doanh nghiệp, từ đó, có thể tìm ra được những khoản đầu tư sinh lợi ổn định, ít rủi ro.
Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!
Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:










