Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
    Kiến thức
    localesVi
    Đăng nhập

    Hướng dẫn phân bổ và đa dạng hóa tài sản giúp đầu tư chứng khoán hiệu quả

    Phân bổ tài sản định nghĩa là chiến lược quản lý tiền bằng cách phân phối vốn trong danh mục đầu tư; hay phương pháp đa dạng hóa danh mục - nắm giữ nhiều tài sản khác nhau hoặc đầu tư rộng rãi như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và tiền mặt.

    • Mục tiêu của phân bổ tài sản là kết hợp các khoản mục đầu tư của các lớp tài sản khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn dựa trên khả năng chấp nhận rủi ro, mục tiêu lợi nhuận và thời gian của nhà đầu tư.
    • Hiệu suất của các tài sản tài chính phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, thị trường, chính sách của chính phủ và ảnh hưởng chính trị. Mục tiêu của chiến lược phân bổ tài sản là xác định những điều kiện này và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

    Một khái niệm gắn liền với phân bổ tài sản là “đa dạng hóa”, và trong thực tế, các thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, phân bổ tài sản tập trung nhiều đến việc phân bổ vốn vào các loại tài sản khác nhau.

    • Một chiến lược phân bổ tài sản với danh mục đầu tư rủi ro bao gồm 50% cổ phiếu, 30% trái phiếu, 10% vào thị trường hàng hóa và 10% tiền mặt.
    • Đa dạng hóa chủ yếu phân bổ vốn trong từng loại tài sản đó. Ví dụ, phân bổ danh mục cổ phiếu như 50% cổ phiếu vốn hóa lớn, 20% cổ phiếu vốn hóa trung bình, 20% cổ phiếu vốn hóa nhỏ, 10% cổ phiếu quốc tế.
    • Đa dạng hóa liên quan đến việc phân phối tài sản trong các loại tài sản riêng lẻ dẫn đến rủi ro cũng được dàn trải giúp NĐT giảm thiểu rủi ro tập trung.

    Tại sao nhà đầu tư cần phân bổ tài sản

    Sử dụng chiến lược phân bổ tài sản như một hình thức quản lý rủi ro không phải là một khái niệm mới. Thực tế, ý tưởng “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” là điều mà chúng ta học được khi còn nhỏ và có từ hàng ngàn năm trước. Ngay cả trước khi thị trường tài chính hiện đại ra đời, mọi người đã hiểu rằng tài sản của một người nên được phân chia cho các lớp khác nhau như đất đai, cổ phần và dự trữ (tiền mặt, vàng,…). Mô hình hay học thuyết về phân bổ tài sản bắt nguồn từ đâu? Năm 1952, Harry Markowitz - nhà kinh tế học người Mỹ đã viết một bài báo trên Tạp chí Tài chính có tựa đề “Lựa chọn danh mục đầu tư”, trong đó ông đã phát triển mô hình toán học đầu tiên nhấn mạnh đến việc giảm biến động trong danh mục đầu tư bằng cách kết hợp các khoản đầu tư. Đây là tiền đề cho lý thuyết “quản lý danh mục đầu tư hiện đại”.

    Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern Portfolio Theory-MPT) là gì?

    Lý thuyết “danh mục đầu tư hiện đại” (MPT) đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng danh mục đầu tư. MPT đòi hỏi NĐT đưa ra nhiều giả định về thị trường tài chính; kết hợp với các phương trình toán học được sử dụng để tính toán mối tương quan và rủi ro có liên quan. Tiền đề cơ bản của MPT: dựa trên việc kết hợp các chứng khoán khác nhau với độ tương quan thấp, mục đích làm giảm sự biến động của danh mục đầu tư và tăng hiệu suất điều chỉnh theo rủi ro. Việc kết hợp các lớp tài sản dựa trên nhiều yếu tố chọn lọc, không phải cứ đa dạng hóa và tương quan thấp là có thể tạo ra danh mục đầu tư hiệu quả. Đa dạng hóa không có nghĩa là kết hợp các lớp tài sản có độ tương quan nghịch hay không có liên quan đến nhau; chỉ cần không là tương quan hoàn hảo. Ví dụ về danh mục đầu tư hiện đại Ví dụ 1: Biểu đồ bên dưới, so sánh vận động giữa BSR và PVD - 2 cổ phiếu thuộc chúng nhóm dầu khí. Sử dụng chỉ báo hệ số tương quan, bạn có thể thấy rằng mối tương quan là tích cực trong hầu hết khoảng thời gian 5 năm. Tuy nhiên, giữa BSR và PVD không là tương quan hoàn hảo (hệ số tương quan không bao giờ là 1,0). Có những thời kì mà mối tương quan này thấp và thậm chí có mối tương quan tiêu cực. Thậm chí việc đầu tư vào 2 cổ phiếu cùng ngành như trên vẫn có thể giảm bớt được biến động vì sự tương quan khác nhau giữa hai loại tài sản để cung cấp sự đa dạng hóa. Khái niệm MPT cho rằng việc thêm một tài sản dễ biến động vào danh mục đầu tư vẫn có thể làm giảm sự biến động tổng thể nếu có sự khác biệt trong mối tương quan. Trong trường hợp kết hợp các loại tài sản không tương quan hoàn hảo, danh mục gồm một tài sản đang giảm giá và một tài sản khác đang tăng giá. Dẫn đến, ngay cả khi mỗi loại tài sản đều có tính biến động cao, khi được kết hợp với nhau trong một danh mục đầu tư, độ biến động tổng danh mục sẽ giảm đi. Một ví dụ về mối tương quan nghịch được thể hiện trong biểu đồ sau của Đô la Mỹ so với giá vàng trong 5 năm qua. Nếu một nhà đầu tư được đầu tư vào hai tài sản biến động này cùng nhau, thì mức độ biến động tổng thể của danh mục đầu tư sẽ được giảm xuống đáng kể do mối tương quan nghịch.

    Đa dạng hóa và Phân bổ Tài sản là gì?

    Lý thuyết danh mục hiện tại (MPT) là một phương pháp giảm sự biến động danh mục đầu tư, đôi khi gặp một vài sai sót. Để minh họa chúng tôi đưa ví dụ về 2 đối tượng NĐT A và B như sau: NĐT A đầu tư toàn bộ danh mục vào cổ phiếu của một công ty; NĐT B chia danh mục đầu tư của mình vào cổ phiếu của 30 công ty. Cả hai NĐT đều mang rủi ro hệ thống rằng toàn bộ thị trường chứng khoán có thể đi xuống thì mọi danh mục cổ phiếu đều chịu tác động tiêu cực. Ngoài ra, NĐT A chịu rủi ro liên quan đến một công ty mà anh ta sở hữu cổ phiếu. Ngược lại, nếu kịch bản tương tự này xảy ra với một trong ba mươi cổ phiếu trong danh mục đầu tư của NĐT B, thì giá trị của toàn bộ danh mục sẽ không ảnh hưởng nhiều. Trong trường hợp xấu nhất, NĐT A có thể mất toàn bộ khoản đầu tư của mình nếu công ty ngừng hoạt động kinh doanh; NĐT B sẽ chỉ mất 1/30 danh mục đầu tư của mình. Thông qua ví dụ trên, danh mục đầu tư chịu 2 loại rủi ro chính:

    • Rủi ro hệ thống - rủi ro liên quan đến toàn bộ thị trường; chiến lược đa dạng hóa không tác dụng trong trường hợp này. Ví dụ: nền kinh tế chịu sức ép từ chính sách thắt chặt tiền tệ, cung tiền giảm và lãi suất tăng cao thì mọi danh mục đầu tư liên quan đến cổ phiếu đều suy giảm.
    • Rủi ro phi hệ thống - rủi ro liên quan cụ thể đến chứng khoán riêng lẻ. Trong trường hợp này, chiến lược đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro cho tổng danh mục đầu tư.

    Chiến lược phân bổ tài sản

    Kỹ thuật phân bổ tài sản nằm trong hai chiến lược riêng biệt - phân bổ tài sản chiến lược và phân bổ tài sản chiến thuật.

    • Phân bổ Tài sản Chiến lược là một cách tiếp cận truyền thống theo phong cách đầu tư thụ động. Danh mục đầu tư được thiết kế dựa trên các mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư.
    • Danh mục được cơ cấu lại khi biến động của thị trường (khách quan), hoặc tỷ lệ Risk/Reward của nhà đầu tư thay đổi (chủ quan).
    • Thay đổi danh mục đầu tư khi danh mục đầu tư trở nên “mất cân bằng” nhất quán với triết lý “đầu tư giá trị” lựa chọn các khoản đầu tư do định giá thấp so với giá trị nội tại ước tính. Ví dụ: nếu phân bổ cổ phiếu quốc tế của danh mục đầu tư kém hơn phân bổ cổ phiếu trong nước, thì theo thời gian, phân bổ quốc tế sẽ chiếm một phần nhỏ hơn trong danh mục tổng thể, do có ít lợi nhuận hơn đóng góp vào tổng đầu tư. Để phân bổ lại danh mục đầu tư và quay trở lại tỷ lệ tài sản ban đầu, người ta sẽ cần bán một số cổ phiếu trong nước và mua thêm cổ phiếu quốc tế. Điều này phù hợp với đầu tư giá trị, vì bạn sẽ mua cổ phiếu không được ưa chuộng (có thể bị định giá thấp) trong khi bán cổ phiếu được ưu đãi (có thể được định giá quá cao).
    • Phân bổ tài sản chiến thuật dựa trên các giả định của Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại.
    • Tuy nhiên, không giống như phân bổ tài sản chiến lược, nó sử dụng cách tiếp cận đầu tư tích cực hơn liên quan đến các khái niệm về sức mạnh tương đối, vòng quay ngành và động lượng.
    • Thay vì phân bổ lại danh mục đầu tư khi nó trở nên mất cân đối do biến động thị trường, việc phân bổ này có chủ đích hướng vào trong các lĩnh vực đang hoạt động vượt trội so với thị trường chung.
    • Ý tưởng đằng sau hình thức phân bổ tài sản này là vẫn đa dạng hóa, nhưng tập trung nhiều hơn danh mục đầu tư vào các khu vực của nền kinh tế đang được cải thiện. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi một lĩnh vực của nền kinh tế hoạt động tốt hơn thị trường chung, thì lĩnh vực đó sẽ có xu hướng hoạt động tốt hơn trong một thời gian dài.

    Biểu đồ sau đây cho thấy tăng trưởng lợi nhuận ngành ở Việt Nam quý 3, 2022 Bằng chứng trong biểu đồ, ba lĩnh vực hoạt động hiệu quả nhất là du lịch và giải trí, hàng cá nhân và gia dụng và dầu khí. Hai lĩnh vực hoạt động kém nhất là dịch vụ tài chính và thực phẩm đồ uống. Nhà đầu tư có thể sử dụng thông tin này bằng cách sử dụng chiến lược phân bổ tài sản chiến thuật để chọn các khoản đầu tư đang hoạt động tốt hơn thị trường rộng lớn hơn và tránh các khoản đầu tư kém hiệu quả.

    Hạn chế của việc phân bổ tài sản

    Chỉ trích về lý thuyết phân bổ tài sản rằng thời điểm mua/bán chứng khoán không được cung cấp; sau khi hình thành danh mục, NĐT quyết định mua và bán dựa trên việc phân bổ lại danh mục đầu tư khi cần tái cân bằng phụ thuộc vào các thông số rủi ro của nhà đầu tư, mà không liên quan đến điều kiện thị trường thay đổi. Chiến lược phân bổ tài sản chiến thuật áp dụng vào dữ liệu quá khứ dẫn đến các quyết định mua và bán sai thời điểm.

    Hướng dẫn sử dụng Phân tích kỹ thuật kết hợp phân bổ tài sản, quản trị rủi ro

    Nhiều công cụ phân tích kỹ thuật có thể được sử dụng kết hợp với các chiến lược phân bổ tài sản để cung cấp một kế hoạch quản lý rủi ro toàn diện cho một danh mục đầu tư. Nhiều thiếu sót của phân bổ tài sản truyền thống có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng các chiến lược bảo vệ thông qua phân tích kỹ thuật. Công cụ quản lý rủi ro phổ biến nhất là điểm dừng lệnh (stop loss). Các điểm dừng được sử dụng để thoát khỏi vị thế khi đạt được mục tiêu lợi nhuận, tránh mất đi những khoản lợi nhuận khi chứng khoán bất ngờ đảo chiều. Bằng cách sử dụng điểm dừng lệnh, NĐT giảm thiểu rủi ro rút vốn trong một thị trường “con gấu”. Điển hình, mối tương quan cao giữa các loại tài sản khác nhau trong cuộc khủng hoảng tài chính. Các chiến lược phân bổ tài sản truyền thống không hiệu quả lắm từ góc độ quản lý rủi ro do các lớp tài sản biến động giảm như nhau. Tuy nhiên, các điểm dừng lệnh được đặt ở các mức định trước sẽ cung cấp khả năng bảo vệ khỏi các tổn thất lớn. Các lệnh dừng được đặt trước khi thị trường suy thoái nghiêm trọng sẽ được thực hiện ở các mức mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được trước thời hạn và cung cấp khả năng quản lý rủi ro cần thiết để giữ cho danh mục đầu tư khỏi việc giảm xuống quá mức. Biểu đồ dưới đây cho thấy chiến lược dừng lỗ theo đường trung bình động đơn giản sẽ hoạt động tốt như thế nào khi các vị thế luôn đóng lại để bảo toàn lợi nhuận. Một công dụng hữu ích khác của phân tích kỹ thuật là tính toán các điểm vào và ra giao dịch tiềm năng trước khi bạn vào lệnh. Việc xác định trước các điểm vào và ra có thể cung cấp thông tin về lợi nhuận và rủi ro tiềm năng của từng vị thế, điều này giúp nhà đầu tư xác định cơ hội đầu tư hấp dẫn trước khi “xuống tiền”. Các cân nhắc quản lý rủi ro khác Một câu hỏi thường được đặt ra là một người nên mạo hiểm bao nhiêu vốn trên mỗi vị thế riêng lẻ? Phương pháp phân bổ tài sản cơ bản giúp đa dạng hóa nhiều loại tài sản dựa trên khung thời gian và khả năng chấp nhận rủi ro. Sau khi quyết định một danh mục tài sản thích hợp, bất kể điều kiện thị trường thay đổi vẫn được giữ nguyên. Sử dụng chiến lược thụ động này, danh mục đầu tư sẽ được phép đơn giản "vượt qua" các đợt điều chỉnh trên thị trường và hy vọng lấy lại bất kỳ khoản lỗ nào trong quá trình thị trường tăng trưởng. Quỹ hoán đổi danh mục hay ETFs là một công cụ tuyệt vời khác cho các nhà đầu tư muốn chủ động quản lý danh mục đầu tư của mình. ETF có thể được giao dịch như chứng khoán riêng lẻ, tuy nhiên, chúng chứa một rổ chứng khoán cung cấp sự đa dạng. Một cân nhắc cuối cùng về rủi ro là quyết định xem nên giao dịch bao nhiêu danh mục đầu tư và chỉ nên phân bổ bao nhiêu cho các khoản đầu tư thụ động, dài hạn. Đây là lý do tại sao việc phát triển một hệ thống giao dịch dựa trên quy tắc và duy trì một nhật ký giao dịch để theo dõi hiệu suất của bạn rất quan trọng cho việc giao dịch. Nếu bạn mới bắt đầu, bạn chỉ nên giao dịch một phần danh mục đầu tư của bạn mà bạn có thể thua lỗ. Một khi bạn có được sự tự tin với tư cách là một nhà giao dịch, bạn có thể bắt đầu quản lý danh mục đầu tư lớn hơn. Một trong những khía cạnh khó nhất của giao dịch là quản lý cảm xúc của bạn và đánh giá một cách khách quan khả năng giao dịch của chính bạn. Nếu bạn không thể làm tốt hơn chiến lược mua và nắm giữ, thì bạn không nên chủ động quản lý danh mục đầu tư. Nếu bạn không thích giao dịch và không thể tách rời cảm xúc khỏi giao dịch, thì việc để một chuyên gia quản lý các khoản đầu tư của bạn hoặc đầu tư thụ động bằng cách sử dụng các quỹ tương hỗ hoặc ETF sẽ có ý nghĩa hơn. Thành thật với bản thân cũng sẽ giúp bạn phát triển một chiến lược giao dịch phù hợp với tính cách của bạn. Mỗi nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư cá nhân đều khác nhau trong phong cách giao dịch. Điều quan trọng để phát triển một chiến lược là nhà giao dịch phải hình thành được kế hoạch và tuân theo kế hoạch đề ra.

    Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

    Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

    button_top5.png
    Nội dung liên quan
    Đa dạng hóa
    Danh mục đầu tư
    Chiến lược đầu tư
    Bài viết nhiều người xem
    Top cổ phiếu Đầu tư công nên đầu tư năm 2024
    7303 lượt xem
    Top cổ phiếu Đầu tư công nên đầu tư năm 2024
    Top cổ phiếu Cao su nên đầu tư năm 2024
    7206 lượt xem
    Nhóm cổ phiếu cao su được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu ở thời điểm hiện tại. Vậy mã cổ phiếu cao su nào có nhiều tiềm năng và đáng đầu tư nhất 2023? Hãy cùng DSC phân tích dựa trên công cụ đầu tư Wetrade.
    Lãi kép trong đầu tư chứng khoán là gì? Cách tận dụng lãi kép để đầu tư sinh lời
    6150 lượt xem
    Lãi kép là một khái niệm trong tài chính, chỉ sự gia tăng lãi kiếm được từ một khoản đầu tư do tiền lãi trước đó kiếm được kiếm được làm tăng tiền gốc.
    Đầu tư tăng trưởng là gì? Cách chọn cổ phiếu tăng trưởng bằng phương pháp CANSLIM
    5518 lượt xem
    Đầu tư tăng trưởng là gì? Cách chọn cổ phiếu tăng trưởng bằng phương pháp CANSLIM
    Quản trị rủi ro là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
    5498 lượt xem
    Quản trị rủi ro là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
    Có nên mua cổ phiếu VPB hay không?
    5308 lượt xem
    Cổ phiếu VPB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu bluechip với sự an toàn và nhiều tiềm năng sinh lời bền vững. Hãy cùng chuyên gia của DSC định giá cổ phiếu để đưa ra quyết định có nên mua cổ phiếu VPB hay không nhé!
    Rủi ro thanh khoản khi đầu tư ký quỹ và cách khắc phục
    5071 lượt xem
    Rủi ro thanh khoản khi đầu tư ký quỹ và cách khắc phục
    Luật chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông
    5029 lượt xem
    Luật chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông
    Đầu tư giá trị là gì? Chiến lược đầu tư giá trị phù hợp với nhà đầu tư nào?
    4918 lượt xem
    Đầu tư giá trị là gì? Chiến lược đầu tư giá trị phù hợp với nhà đầu tư nào?
    Các trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả 2023
    4864 lượt xem
    Các trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả 2023

    DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

    HỘI SỞ CHÍNH

    Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

    (024) 3880 3456

    info@dsc.com.vn

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI