Nên đầu tư vào Trái phiếu doanh nghiệp hay Trái phiếu chính phủ?
Trái phiếu doanh nghiệp do chủ thể là doanh nghiệp phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ. Trái phiếu Chính phủ là trái phiếu do chính phủ phát hành để kêu gọi nguồn vốn phục vụ cho các mục đích phát triển công cho cộng đồng. Để trả lời cho câu hỏi Nên đầu tư vào Trái phiếu doanh nghiệp hay Trái phiếu Chính phủ chúng ta cùng tìm hiểu bài phân tích dưới đây.
So sánh trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ:
Điểm giống cơ bản:
- Đều là chứng chỉ nợ, quy định nghĩa vụ thanh toán nợ của bên phát hành.
- Nhà đầu tư đóng vai trò là người cho vay, thu nhập dựa trên lãi suất/lợi suất định kỳ.
- Có khả năng mua đi bán lại, tặng hoặc chuyển nhượng.
- Có kỳ hạn tối thiểu là 1 năm.
Điểm khác biệt:
-
Đơn vị phát hành và bảo lãnh
* Trái phiếu doanh nghiệp
Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 163 quy định: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Trái phiếu doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh dưới 3 hình th:
-
Bảo lãnh cam kết: Nếu nhà phát hành không trả được nợ cho người mua trái phiếu thì ngân hàng đứng ra bảo lãnh trả nợ.
-
Bảo lãnh phân phối: Có nghĩa là ngân hàng sẽ bảo đảm cho nhà phát hành sẽ bán hết trái phiếu, trong trường hợp không bán hết thì chính các ngân hàng sẽ mua trái phiếu đó cho công ty phát hành.
-
Bảo lãnh thanh toán: Ngân hàng sẽ đứng ra bảo lãnh thanh toán, khi nhà phát hành trái phiếu không trả được nợ, ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ thay cho nhà phát hành.
* Trái phiếu chính phủ
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 01: Chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ là Bộ Tài chính. Chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ.
-
Mục đích phát hành
Căn cứ Điều 5 Nghị định 163, Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, để tăng quy mô vốn hoạt động hoặc để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 01, Trái phiếu chính phủ được phát hành nhằm các mục đích sau đây:
-
Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
-
Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách Nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn.
-
Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ.
-
Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật.
-
Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
-
Lãi suất/Lợi suất
Lãi suất doanh nghiệp tùy thuộc vào doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích gì và thời điểm nào. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu thường cạnh tranh nhau dựa trên uy tín doanh nghiệp và cả lãi suất hấp dẫn.
Lợi suất của trái phiếu Chính phủ được quy định hàng năm và niêm yết công khai trên trang điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Bảng Lãi suất trái phiếu Chính phủ năm 2022
-
Kỳ hạn
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 163, kỳ hạn trái phiếu từ 01 năm trở lên và do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt phát hành căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và tình hình thị trường. Thực tế thường kéo dài trong ngắn hạn (01 - 03 năm).
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 01, ngoại trừ tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành, các loại trái phiếu Chính phủ khác, trái phiếu chính quyền địa phương có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên. Thực tế thường kéo dài trong trung hạn (05 - 12 năm) hoặc dài hạn (12 - 30 năm).
-
Mức độ an toàn và rủi ro
* Trái phiếu doanh nghiệp
Theo FiinRatings, để xác định mức độ an toàn của một trái phiếu doanh nghiệp, Nhà đầu tư nên lưu ý nghiên cứu một số thông tin của doanh nghiệp như sau:
-
Kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm gần nhất
-
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
-
Mục đích phát hành trái phiếu là gì?
-
Phương án phát hành trái phiếu
-
Vấn đề cơ quan bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp
-
Vấn đề về tài sản đảm bảo
Để lựa chọn mức độ rủi ro và độ an toàn phù hợp với năng lực tài chính cá nhân thì Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ càng các thông tin trên đưa ra quyết định. Ngoài ra, Nhà đầu tư nếu chưa hiểu rõ quy định về loại trái phiếu nào thì không nên mua bán hay chuyển nhượng trái phiếu. Bởi trên thực tế có tình trạng không ít nhà đầu tư cá nhân không chuyên mua trái phiếu phát hành riêng lẻ thông qua hợp đồng ủy quyền với một nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp (hoặc chỉ xác định tư cách nhà đầu tư chuyên nghiệp) chỉ tại thời điểm nào giao dịch mua ban đầu. Mặc dù các quy định pháp lý chưa thực sự rõ ràng, đây cũng là rủi ro pháp lý cho nhà đầu tư. Ví dụ, trong sự kiện vỡ nợ, quyền lợi của nhà đầu tư đó sẽ không có cơ sở chắc chắn hoặc có thứ hạng xếp sau các chủ nợ khác nếu như điều kiện tham gia không được đáp ứng theo quy định hiện hành.
* Trái phiếu chính phủ
Trái phiếu chính phủ được đánh giá mức độ an toàn rất cao, gần như tuyệt đối nên Nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn loại trái phiếu này. Tuy nhiên không thể không kể đến các rủi ro cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu chính phủ như:
-
Rủi ro lạm phát
-
Rủi ro lợi suất
Nhìn chung, hai loại trái phiếu đều có ưu và nhược điểm riêng. Nhà đầu tư nên chọn hình thức đầu tư phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro và năng lực tài chính của mình. Tuy nhiên để đầu tư bất kỳ loại tài chính nào thì Nhà đầu tư phải nắm rõ các thông tin thiết yếu. Mong rằng với bài phân tích trên của DSC đã giúp bạn bổ sung kiến thức về trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.









