

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Lợi ích và rủi ro khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Giữa thời điểm thị trường chứng khoán biến động mạnh mẽ bởi ảnh hưởng của thị trường tài chính chứng khoán thế giới thì Trái phiếu doanh nghiệp lại là một kênh đầu tư được nhà đầu tư và chính phủ quan tâm nhiều hơn. Cùng DSC tìm hiểu tổng quan kiến thức về trái phiếu Doanh nghiệp qua bài dưới đây.
Trái phiếu Doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu doanh nghiệp là một sản phẩm trái phiếu do chủ thể là doanh nghiệp phát hành dưới hình thức chứng chỉ hay bút toán ghi nợ. Người sở hữu trái phiếu được gọi là Trái chủ. Trái chủ được nhận tiền lãi định kỳ và nhận khoản tiền vay gốc vào cuối kỳ hạn của trái phiếu và doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán những khoản này.
Có 2 loại trái phiếu doanh nghiệp:
Trái phiếu niêm yết là trái phiếu được đăng ký và lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và được giao dịch rộng rãi trên các sàn chứng khoán HNX và HSX.
Trái phiếu OTC hay trái phiếu phi tập trung được giao dịch trên thị trường OTC, cách thức giao dịch dựa trên nguyên tắc “thuận mua - vừa bán” và không bị ràng buộc bởi chính sách pháp lý.
Kỳ hạn của trái phiếu Doanh nghiệp tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và được chia thành 3 nhóm chính:
Ngắn hạn: Trái phiếu có kỳ hạn từ 1 đến 5 năm
Trung hạn: Trái phiếu có kỳ hạn từ 5 đến 12 năm
Dài hạn: Trái phiếu có kỳ hạn từ 12 đến 30 năm
Bản chất của trái phiếu doanh nghiệp là chứng khoán nợ, vì vậy trong trường hợp công ty bị phá sản hay giải thể thì cổ phần của công ty trước hết phải thanh toán cho những người nắm giữ trái phiếu trước đó. Sau khi trả nợ trái phiếu thì mới chia cho những cổ đông theo cổ phần.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để làm gì?
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhằm mục đích:
Huy động vốn một cách nhanh chóng.
Tạo được uy tín và khuếch trương thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Thuận lợi cho doanh nghiệp huy động vốn các lần sau.
Ưu nhược điểm của phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Lãi suất cao là một ưu điểm của trái phiếu Doanh nghiệp bởi khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ dễ dàng thu hút nhà đầu tư hơn trái phiếu chính phủ và lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng.
Ngoài ra, việc phát hành trái phiếu cũng không ảnh hưởng đến quyền kiểm soát và sở hữu doanh nghiệp nên đây cũng là kênh huy động vốn ưa thích của các doanh nghiệp.
Trái phiếu doanh nghiệp được coi là kênh dẫn vốn quan trọng trong các nền kinh tế phát triển. Trong 5 năm gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 46%/năm.
Lý do doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi
Đầu tiên nhà đầu tư cần hiểu khái niệm trái phiếu chuyển đổi là gì? Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường trong tương lai. Trái phiếu chuyển đổi có lãi suất cố định và thường sẽ thấp hơn so với các loại trái phiếu khác.
Khi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu thì vốn chủ sở hữu bị pha loãng và các cổ đông thường tham gia vào việc quản lý công ty. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm soát công ty của chủ sở hữu. Ngoài ra, khi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu sẽ làm giảm chi phí trả lãi, làm tăng khoản chịu thuế của công ty. Vậy lý do doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi là gì?
Đầu tiên phải kể đến chi phí phát hành và lãi suất trả thấp hơn so với trái phiếu thông thường và cả lãi suất ngân hàng.
Việc trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cũng là một phương pháp để giúp giá cổ phiếu không bị sụt giảm do tăng vốn cổ phần trong tương lai.
Tính hấp dẫn so với nhà đầu tư do có thể chuyển đổi thành cổ phiếu.
Đầu tư trái phiếu Doanh nghiệp cần biết thông tin gì?
Kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp
Kỳ hạn trái phiếu Doanh nghiệp là thời gian được tính từ lúc trái phiếu được phát hành cho đến khi đáo hạn. Vậy tại sao Nhà đầu tư cần nắm rõ kỳ hạn của trái phiếu Doanh nghiệp?
Thứ nhất, thời gian nắm giữ trái phiếu tương quan tới tiền lãi định kỳ mà trái chủ nhận được. Trái chủ sẽ chủ động tính toán số tiền lãi và thời gian hoàn trả tiền gốc của mình.
Lợi tức của một trái phiếu phụ thuộc nhiều vào kỳ hạn.
Giá trái phiếu sẽ biến động theo nhu cầu thị trường nên Trái chủ cần nắm rõ kỳ hạn của trái phiếu để xác định cơ hội và tính toán rủi ro theo thị trường.
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp hiện nay
Tháng 4/2022, Theo thống kê của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) dựa trên công bố từ trang thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) có 23 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với giá trị 16,472 tỷ đồng. Trong đó nhóm ngành Ngân hàng thương mại chiếm 90,7%. 10% còn lại là các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành năng lượng, vận tải, sản xuất và tài chính. Mức lãi suất trái phiếu trung bình của nhóm ngân hàng dao động từ 8-9% tùy theo từng kỳ hạn của các ngân hàng.
Tuy nhiên trong tháng 3/2022 nhóm doanh nghiệp bất động sản đứng đầu với 46,7% tổng giá trị phát hành trái phiếu. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng trong năm 2021, các doanh nghiệp bất động sản trả lãi suất dao động trong khoảng 8 - 13%/năm. Đây là mức lãi suất khá cao trên thị trường trái phiếu nói chung.
Lợi ích đầu tư trái phiếu Doanh nghiệp
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu:
Việc phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp đa dạng hóa kênh huy động vốn và giảm phụ thuộc vào vay vốn ngân hàng trong bối cảnh chính phủ siết chặt việc vay vốn ngày càng gay gắt.
Gia tăng uy tín và khuếch đại thương hiệu đến cộng đồng đầu tư.
Nhận tiền một lần phù hợp với các dự án dài hạn.
Nhà đầu tư mua trái phiếu:
Lãi suất hấp dẫn
Mức độ an toàn cao hơn cổ phiếu
Lãi suất thanh toán định kỳ
Lãi chênh lệch khi giao dịch trái phiếu
Đối với cơ quan nhà nước:
Huy động được các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế
Giảm áp lực tăng trưởng tín dụng lên hệ thống ngân hàng.
Rủi ro khi đầu tư trái phiếu Doanh nghiệp
Trong 3 năm trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ khi nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp luôn ở mức cao. Chính vì vậy đầu tư trái phiếu lại càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn với các nhà đầu tư, dưới đây là một số rủi ro DSC tổng hợp các nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm:
Doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu cố tình đẩy mức lãi suất phát hành trái phiếu lên cao để huy động vốn.
Nhà đầu tư cá nhân “giả mạo” Nhà đầu tư chuyên nghiệp để hợp pháp mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hoặc góp vốn doanh nghiệp thông qua hình thức hợp tác đầu tư với các Nhà đầu tư chuyên nghiệp khác theo hợp đồng.
Xuất hiện nhiều tổ chức vi phạm pháp luật để hợp thức hóa hồ sơ chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cho các đối tượng không đúng với pháp luật dân sự quy định.
Đặc biệt, rủi ro lớn nhất trên thị trường hiện nay đến từ nhà đầu tư cá nhân thiếu khả năng phân tích, đánh giá rủi ro của trái phiếu những vẫn tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp.
Chính vì vậy, Nhà đầu tư cần thận trọng trước khi ra quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp của bất kì đơn vị nào. Trước những rủi ro tiềm ẩn đến từ chính doanh nghiệp yếu kém thì Nhà đầu tư càng phải tìm hiểu, phân tích và đánh giá toàn diện giá tri doanh nghiệp để hạn chế rủi ro trong đầu tư.
Theo thống kê, thị trường chứng khoán bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu ước tính huy động được 26% tổng lượng vốn cung ứng ra nền kinh tế hiện nay. Trong đó riêng trái phiếu Doanh nghiệp đã chiếm 22,7% tổng lượng vốn cung ứng cho nền kinh tế mỗi năm. Đây là minh chứng cho thị trường trái phiếu còn rất nhiều dư địa phát triển. Mong rằng những kiến thức trên đây mà DSC đã cung cấp sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và lựa chọn được sản phẩm đầu tư phù hợp cho mình.
Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!
Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:










