Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
    Kiến thức
    localesVi
    Đăng nhập

    Chỉ báo Moving Average Envelope (MAE) là gì? Ứng dụng của chỉ báo ENV để xác định xu hướng giá cổ phiếu

    Chỉ báo Moving Average Envelope (MAE) là gì?

    Chỉ báo Moving Average Envelope (MAE) là chỉ báo kỹ thuật với hai dải trên dưới đường trung bình động, và áp dụng được với đường trung bình động đơn giản (SMA) hay đường trung bình động lũy thừa (EMA).

    Hai dải trên dưới được đặt trên dưới với một tỉ lệ phần trăm bằng nhau và hai đường này sẽ đi cùng với hành động giá. Chỉ báo MAE được sử dụng để làm một chỉ báo đi theo xu hướng và xác định vùng quá mua/quá bán khi xu hướng đi ngang (tích lũy).

    (Biểu đồ VNIndex giai đoạn điều chỉnh tháng 9/2022 khi áp dụng MAE)

    Cách sử dụng chỉ báo MAE

    Các chỉ số của chỉ báo MAE có thể được chỉnh tùy theo mục đích của mỗi người và chứng khoán chúng ta đang theo dõi. Những người giao dịch ngắn hạn thường sẽ ưu tiên hơn việc sử dụng những đường trung bình động ngắn ngày hơn và khoảng cách giữa các dải gần nhau hơn; tương tự thay đổi với nhóm NĐT dài hạn.

    Khi sử dụng chỉ báo MAE để phân tích, chúng ta cần phải chỉnh chỉ báo này theo độ biến động của chứng khoán. Nếu một chứng khoán mà có độ biến động cao thì cần thiết lập độ dài dải rộng hơn để có thể bao gồm hành động giá, và ngược lại nếu chứng khoán có độ biến động thấp thì thiết lập độ dài của dải hẹp hơn.

    Ví dụ dưới đây sử dụng một loạt các chỉ báo MAE dựa vào phần trăm khác nhau bao gồm 5%, 10%. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng hay độ biến động của chứng khoán, đối với chứng khoán biến động lớn thì nâng phần trăm biến thiên giúp chỉ báo đi đúng hướng hơn.

    (Biểu đồ chỉ số VN30 khi áp dụng MAE 10% và 20%; trong giai đoạn biến động đảo chiều bắt đầu thì giới hạn biến động chỉ số mở rộng ở vùng biên 20%)

    Ứng dụng của chỉ báo MAE trong PTKT

    Xác nhận xu hướng

    MAE được sử dụng để xác nhận một xu hướng mạnh mà có thể là tín hiệu của một xu hướng lớn hơn. Biểu đồ ở dưới của SSI với chỉ báo MAE (20,10) và sử dụng đường giá dạng đường để phân tích vì những đường trung bình động được tính ra có sử dụng giá đóng cửa, nếu bạn cảm thấy việc sử dụng đường giá hình nến hiệu quả hơn thì có thể tùy chỉnh. Sau một đoạn tăng giá từ tháng 5 đến tháng 7 thì cổ phiếu đã vào giai đoạn điều chỉnh; nhưng đây cũng là tín hiệu cho thấy xu hướng tăng này có thể tiếp tục. Những người giao dịch ngắn hạn có thể tìm kiếm điểm mua trong những nhịp điều chỉnh này. Những nhịp điều chỉnh có thể có mẫu hình cái nêm (falling flags or wedges). SSI hình thành mẫu hình cái nêm khá là đẹp vào tháng 7 và vượt kháng cự vào giữa tháng 7. Ta có thể nhìn thấy được mẫu hình cái nêm ở Tháng 10 và vượt kháng cự vào tháng 11. Và sau khi tăng thì đến giữa tháng 11 thì cố phiếu tiếp tục hình thành một mẫu hình cái niêm nữa đến tháng 1 năm sau.

    Chỉ báo CCI có thể giúp chúng ta biết điểm quá mua và quá bán, đặc biệt là điểm quá bán khi nếu xuất hiện nhịp điều chỉnh thì việc mua điểm quá bán sẽ giảm bớt rủi ro và tăng khả năng có lãi của chúng ta.

    Tương tự với xu hướng giảm. Nếu đường giá đi xuống dưới dải dưới của chỉ báo MAE thì đó chính là tín hiệu của một xu hướng giảm. Biểu đồ của cổ phiếu AGR đã đi xuống dưới dải 10% của chỉ báo và bởi vì chỉ báo Stochastics RSI cũng giảm mạnh xuống dưới vùng quá mua nên chúng ta có thể chờ đợi một nhịp hồi và dự đoán nó.

    Đồng thời chúng ta cũng có thể sử dụng vùng quá mua để dự đoán nhịp giảm và nó có thể đi kèm với sự phá vỡ hỗ trợ hoặc có thể là phá vỡ đường xu hướng. Đôi khi có thể tín hiệu không hoạt động đúng, tín hiệu sai nếu trong một xu hướng tăng.

    Xác nhận vùng quá mua/quá bán

    Chỉ báo MAE là một chỉ báo khá tương đồng với chỉ báo PPO, hay còn được gọi là chỉ báo dao động giá, được dùng để xác định vùng quá mua và vùng quá bán. Chỉ báo PPO di chuyển trên hoặc dưới một mức cụ thể có thể chỉ ra vùng quá mua và quá bán và việc đường giá di chuyển trên hoặc dưới đường trung bình động có thể được hiểu theo cách tương tự. Giá di chuyển trên dải trên có thể cho thấy chứng khoán đang ở vùng quá mua và ngược lại, giá di chuyển bên dưới dải dưới có thể là đang ở vùng quá bán.

    (Biểu đồ giá cổ phiếu LPB khi áp dụng chỉ báo PPO và MAE thì xác suất xác định vùng quá mua và quá bán cao hơn)

    Chi tiết, giai đoạn tháng 6/2022, LPB có 2 nhịp nhúng dưới dải băng MAE kèm với động lượng PPO tạo đáy xác nhận tín hiệu đảo chiều sau đó; tương tự với giai đoạn tháng 10. Ngược lại, chỉ báo xác nhận tín hiệu quá mua khi cả chỉ báo PPO và MAE phát tín hiệu “hưng phấn” cuối năm 2023. Sau đó mặc dù, LPB chịu sức ép bán nhưng động lượng PPO trung lập thể hiện xu hướng tăng trung hạn của cổ phiếu không hề thay đổi.

    Tóm lại, MAE được sử dụng như một chỉ báo theo sau xu hướng, nhưng cũng có thể được sử dụng để xác định vùng quá mua và quá bán. Sau một thời gian tích lũy, một sự phá vỡ dải trên có thể báo hiệu sự bắt đầu của một xu hướng mở rộng. Khi một xu hướng tăng được xác định, chúng ta có thể chuyển sang các chỉ báo xung lượng và các kỹ thuật khác để xác định vùng quá mua và các nhịp điều chỉnh. Vùng quá bán và nhịp hồi có thể được sử dụng để xác định điểm bán trong một xu hướng giảm mạnh.

    Trong trường hợp không có xu hướng mạnh, chúng ta có thể sử dụng MAE giống với PPO. Di chuyển lên dải trên đồng nghĩa với việc cổ phiếu ở vùng quá mua và xuống dải dưới là ở vùng quá bán. Điều quan trọng  là kết hợp các khía cạnh khác của phân tích kỹ thuật để xác nhận các vùng quá mua và quá bán. Kháng cự và các mô hình đảo chiều giảm giá có thể được sử dụng để xác nhận vùng quá mua, trong khi hỗ trợ và các mô hình đảo chiều tăng giá có thể được sử dụng để xác nhận vùng quá bán.

    Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

    Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

    button_top5.png
    Nội dung liên quan
    Moving Average
    MA
    Chỉ báo
    Phân tích kỹ thuật
    Bài viết nhiều người xem
    Các chỉ báo xác định xu hướng đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật
    10226 lượt xem
    Có nhiều cách để xác định xu hướng của thị trường chứng khoán, trong đó sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là một phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số chỉ báo xác định xu hướng của thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết.
    Tỷ lệ Risk/Reward (rủi ro trên lợi nhuận) là gì? Ý nghĩa trong giao dịch chứng khoán
    8652 lượt xem
    Tỷ lệ Risk/Reward (R/R) là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng trong một giao dịch. Hiểu rõ và áp dụng tỷ lệ R/R hiệu quả sẽ dẫn đến chiến lược giao dịch thông minh và gia tăng khả năng thành công.
    Bull Trap - Bẫy tăng giá là gì? Cách phát hiện để ra quyết định chính xác
    7546 lượt xem
    Bull Trap là gì? Ví dụ minh họa về Bẫy Bull Trap cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
    Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
    6679 lượt xem
    Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
    Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
    5897 lượt xem
    Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
    Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
    5805 lượt xem
    Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
    Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
    5700 lượt xem
    Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
    Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
    5675 lượt xem
    Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
    RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
    5643 lượt xem
    RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
    Thị trường Sideway và Break-out: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
    5393 lượt xem
    Thị trường Sideway và Breakout: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán

    DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

    HỘI SỞ CHÍNH

    Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

    (024) 3880 3456

    info@dsc.com.vn

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI