Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
RSI là một chỉ báo phổ biến và đơn giản để sử dụng nhất mà các nhà đầu tư ưa thích. Ở bài viết này hãy cùng DSC tìm hiểu thêm về cách giao dịch ở ngưỡng quá mua, quá bán để có thể lợi nhuận hóa các cơ hội đầu tư.
Chỉ báo RSI ở quá mua, quá bán
Chỉ số RSI hay còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối RSI được sử dụng rộng rãi trong thị trường tài chính - chứng khoán. RSI giao động trong khoảng từ 0 đến 100.
Trong chỉ báo RSI sẽ có 2 ngưỡng: quá mua và quá bán.
-
Quá mua là mức khi RSI chạm đến thì cho thấy giá của tài sản đang tăng đến mức đắt so với mặt bằng giá trong ngắn hạn. Khi chạm đến ngưỡng này thường giá sẽ vượt lên một thời gian ngắn sau đó quay đầu. Do đó khi RSI quay đầu thì có Ngưỡng quá mua thường được mặc định ở mức 70 (hoặc 80).
-
Quá bán là mức khi RSI chạm đến thì cho thấy giá của tài sản đang giảm đến mức rẻ so với mặt bằng giá trong ngắn hạn. Tương tự ngưỡng quá mua, khi chạm đến ngưỡng này giá sẽ tiếp tục đà theo xu hướng trong thời gian ngắn sau đó quay đầu tăng. Ngưỡng quá bán thường được mặc định ở mức 30 (hoặc 20).
-
Ngoài ra ngưỡng RSI từ 45 đến 55 là rất đáng chú ý. Nếu RSI tạo xu hướng chạy xuyên qua ngưỡng này thì đường giá cũng sẽ chuyển động cùng pha với RSI cho đến khi chạm vào các ngưỡng quá mua, quá bán. Độ dốc của RSI khi chạy qua ngưỡng này thể hiện sức mạnh xu hướng hiện tại của tài sản.
Cơ hội đầu tư từ các ngưỡng quá mua, quá bán kết hợp thêm chỉ báo
Giao dịch dựa trên quá mua, quá bán:
-
Đặt lệnh mua trong vùng giá có RSI dưới hoặc bằng ngưỡng quá bán.
-
Đặt lệnh bán chốt lời tại vùng giá có RSI vượt hoặc bằng ngưỡng quá mua.
(Ví dụ: HPG, khung D1)
-
Mặc dù trường hợp trên có thể kiếm được lợi nhuận tốt nhưng thực tế không luôn luôn như vậy. RSI có rất nhiều tín hiệu nhiễu vậy nên các nhà đầu tư luôn phải cẩn thận dùng thêm chỉ báo để tăng tỷ lệ chính xác cho RSI.
-
Dưới đây là trường hợp sử dụng thêm trendline đỡ đáy giá tại điểm quá bán và hiện tượng phân kỳ ẩn tăng giá để xác nhận điểm mua vào.
-
Dưới đây là trường hợp ví dụ cho sử dụng RSI không hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết trên, nhà đầu tư có thêm kiến thức về chỉ báo RSI và cách thức giao dịch bằng RSI từ đó đầu tư hiệu quả hơn. Chúc các bạn luôn thành công!