RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
Trong phân tích kỹ thuật hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư sử dụng RSI để xác định xu hướng nhưng để tăng tỷ lệ giao dịch thành công, họ thường sử dụng thêm mẫu nến Inside Bar. Ở bài viết này hãy cùng DSC tìm hiểu về sự kết hợp này trong giao dịch chứng khoán.
RSI là gì?
Chỉ số RSI hay còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối được sử dụng rộng rãi trong thị trường tài chính - chứng khoán. RSI được tính bằng giá của các phiên đóng cửa trước đó gần nhất. Do đó, nó thường được xem là bình thường khi chuyển động cùng pha với đường giá.
RSI thường gắn với phương pháp giao dịch ở ngưỡng quá mua, quá bán và xác nhận phân kỳ.
Inside Bar là gì?
Inside Bar là một mẫu hình nến đảo chiều/tiếp diễn phổ biến chỉ yêu cầu có 2 nến xuất hiện. Thân và râu của nến sau nằm hoàn toàn trong phần râu và thân của nến trước. Tức là đỉnh của nến sau thấp hơn đỉnh nến trước và đáy của nến sau cao hơn đáy của nến trước.
Mẫu hình nến Inside Bar xuất hiện khi bên mua và bên bán giằng có nhau và không cho phép nến tiếp theo vượt lên hoặc vượt xuống nến cũ. Điều này thường xảy ra khi thị trường đang do dự.
Nhận biết tín hiệu đảo chiều từ phương pháp giao dịch kết hợp Inside Bar cùng RSI
Tín hiệu đảo chiều tăng
Nến Inside Bar xuất hiện cuối xu hướng giảm cùng với RSI đang ở mức quá bán (dưới 30) mở ra tín hiệu đảo chiều tăng giá. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư thực hiện lệnh mua vào.
Tín hiệu đảo chiều giảm
Xuất hiện mẫu hình nến inside bar trong xu hướng tăng cùng với đó là RSI đang ở ngưỡng quá mua và phân kỳ. Đây chính là tín hiệu thông báo cho các nhà đầu tư thực hiện lệnh bán ra cổ phiếu.
Hy vọng qua bài viết trên, nhà đầu tư có thể áp dụng phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar từ đó đầu tư hiệu quả hơn. Chúc các bạn luôn thành công!