Có nên mua cổ phiếu TAR hay không?
Cổ phiếu ngành lương thực lúa gạo đang được quan tâm đặc biệt không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới do ảnh hưởng của chiến tranh. Trong đó, TAR là một cổ phiếu đáng chú ý khi kết quả kinh doanh của Trung An qua các năm tăng trưởng đều đặn, bất kể ảnh hưởng của đại dịch. Để trả lời rõ hơn câu hỏi “Có nên mua cổ phiếu TAR hay không?” hãy cùng DSC phân tích tiềm năng của Trung An trong bài viết lần này nhé!

Ảnh: Có nên mua cổ phiếu TAR
Tổng quan về cổ phiếu TAR
Tổ chức phát hành
Cổ phiếu TAR là cổ phiếu được phát hành bởi Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An tiền thân là Công ty TNHH Trung An được thành lập vào năm 1996. Từ số vốn hoạt động ban đầu là 600 triệu cùng với hoạt động kinh doanh chế biến xay xát gạo, đến nay, doanh nghiệp đã trở thành đơn vị gia công chế biến, kinh doanh và xuất khẩu gạo thành công trong ngành. TAR chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2015. TAR được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ đầu năm 2019.

Ảnh: Tổng quan về cổ phiếu TCB
Lịch sử hình thành
Năm 1996: Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao TRUNG AN (Cty Trung An), tiền thân là Công ty TNHH Trung An, được thành lập ngày 16/08/1996.
Năm 2004 – 2005: Một trong những doanh nghiệp tư nhân được trực tiếp xuất khẩu gạo hiệu quả, đạt tỷ lệ tăng trưởng trên 20% so với năm 2003.
Năm 2018 – 2019: Công ty thực hiện tăng vốn điều lệ từ 200.000.000.000 đồng lên 350.000.000.000 đồng bằng hình thức góp vốn bằng tiền cho cổ đông hiện hữu. Một năm sau đó, Công ty chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán với mã TAR.
Năm 2021: Công ty thực hiện tăng vốn điều lệ từ 419.999.770.000 đồng lên 461.999.3300.000 đồng.
Cơ cấu cổ đông
Cổ đông lớn của TAR là phó Chủ tịch HĐQT Phạm Thái Bình với 14,04% cổ phần. Cơ cấu cổ đông của TAR rất loãng khi các cổ đông nhỏ nắm giữ gần 86% cổ phần.
Các chỉ số cơ bản về cổ phiếu TAR
Mã cổ phiếu: TAR
Ngành: Sản xuất thực phẩm/ Trồng trọt, chăn nuôi.
Năm thành lập: 16/08/1996
Ngày niêm yết: 2021
Sàn: HOSE
Vốn điều lệ:
Số lượng cổ phiếu đang niêm yết:
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành:
Vốn hóa thị trường:
P/E:
- P/B:
(Số liệu: Đang cập nhật)
Có nên mua cổ phiếu TAR hay không
DSC đi sâu vào phân tích doanh nghiệp bao gồm từ việc phân tích các yếu tố định tính: Kỳ vọng ngành, mô hình kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đến các yếu tố định lượng là các tiêu chí trong báo cáo tài chính và những chỉ số định giá như P/E hay P/B… Ngoài ra, DSC kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cổ phiếu để đưa ra nhận định khách quan nhất cho nhà đầu tư.
Đánh giá yếu tố cơ bản cổ phiếu TAR
1. Yếu tố định tính
a. Kỳ vọng ngành
Ngành gạo năm 2023 được hưởng lợi rất lớn từ việc nguồn cung gạo hạn chế khiến giá gạo toàn cầu tăng vọt. Tuy nhiên, nếu tận dụng được tốt cơ hội này thì gạo Việt Nam không chỉ tăng trưởng trong ngắn hạn mà có thể trở thành nguồn cung gạo bền vững cho thị trường quốc tế trong tương lai. Các doanh nghiệp ngành gạo cũng đang đẩy mạnh việc mở rộng mô hình liên kết với nông dân, nổi bật là các mô hình Lộc Trời 123, Mặt ruộng không dấu chân (LTG), mô hình của doanh nghiệp gạo Trung An (TAR). Các mô hình phát triển bền vững sẽ giúp đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe về kĩ thuật và nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam, tăng giá trị xuất khẩu và biên lợi nhuận.
b. Mô hình kinh doanh TAR
TAR tập trung kinh doanh mảng gạo với chuỗi giá trị hoàn thiện từ vùng nguyên liệu, chế biến đến đóng gói tiêu thụ. Doanh nghiệp sở hữu quỹ đất trồng hơn 1.400 ha, ước tính thu hoạch được 9 tấn/ha cho mỗi vụ mùa, ngoài ra cũng liên kết với nông dân để có vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao. TAR hiện có 4 nhà máy xay xát gạo công nghệ cao với công suất 360.000 tấn/năm cho ra các sản phẩm gạo sạch và gạo hữu cơ. Sản phẩm được phân phối đến các đối tác lớn như Winmart, Vifon, các điểm bán lẻ và xuất khẩu tới hơn 19 quốc gia trên thế giới.
c. Lợi thế cạnh tranh TAR
TAR sở hữu quỹ đất trồng lớn nhất Việt Nam và vùng liên kết nguyên liệu rộng lớn, dự kiến đến 2025 sẽ mở rộng vùng nguyên liệu lên 100 - 200.000 ha. Doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao, ổn định, chuỗi sản xuất chế biến gạo theo hướng chuyên sâu tạo ra các sản phẩm gạo cao cấp. Nhờ vậy TAR nằm trong số ít các doanh nghiệp gạo Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang thị trường phát triển và biên lợi nhuận cao như châu u, Mỹ, và Australia.
2. Yếu tố định lượng
a. Đánh giá các tiêu chí báo cáo tài chính TAR
Doanh thu của TAR tăng ổn định qua các năm với CAGR 5 năm đạt 14%, biên lợi nhuận gộp được duy trì trên mức 7% trong giai đoạn 2018 - 2022. Doanh thu bán niên 2023 tăng mạnh svck 2022 nhờ tăng trưởng xuất khẩu gạo tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng cao khiến biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp còn 5%.
Cơ cấu tài sản nghiêng về tài sản ngắn hạn trong đó hàng tồn kho và tài sản cố định là hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất do đặc thù doanh nghiệp sản xuất. Tỷ lệ nợ vay/VCSH duy trì ở mức tương đối đảm bảo là 1,3 lần.
b. Định giá cổ phiếu TAR
Kết thúc quý 2, TAR giao dịch với P/B đạt 1,1 lần, thấp hơn so với P/B trung bình các doanh nghiệp ngành gạo. Mức P/B hợp lý cho TAR là 1,3 lần, tuy nhiên chúng tôi khuyến nghị thận trọng với cổ phiếu TAR do cổ phiếu này đang bị đưa vào diện cảnh báo của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội do chậm công bố thông tin báo cáo tài chính.

Ảnh: Biểu đồ giá và P/B của TAR
Đánh giá yếu tố kỹ thuật cổ phiếu TAR
Mẫu hình giá của TAR không thực sự thích hợp để NĐT nắm giữ dài hạn. DSC đánh giá cổ phiếu vẫn đang nằm trong xu hướng giảm với mức hỗ trợ quanh 9.

Ảnh: Phân tích kỹ thuật cổ phiếu TCB
Đây là những dữ liệu phân tích kỹ thuật tại thời điểm viết bài, nhà đầu tư muốn tham khảo chi tiết điểm mua, điểm bán tại thời điểm hiện tại đối với cổ phiếu TAR có thể có thể theo dõi báo cáo phân tích “Nhận định thị trường hàng ngày” hoặc tham gia nhóm Zalo để đặt câu hỏi cho chuyên gia phân tích kỹ thuật của chúng tôi.
-> Xem thêm: Báo cáo nhân định thị trường
-> Liên hệ để tham gia nhóm tư vấn: Zalo
Kết luận
Có nên mua cổ phiếu TAR hay không? Xét về cả góc nhìn phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật đều cho thấy cổ phiếu TAR không đủ tiêu chí để tham gia giao dịch khi cổ phiếu đang trong diện hạn chế giao dịch.
Cách mua cổ phiếu TAR nhanh chóng và an toàn với DSC
Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu TAR trên trang web chính thức hoặc ứng dụng chứng khoán của Công ty Chứng khoán DSC đơn giản với 3 bước.
Bước 1: Mở tài khoản Chứng khoán DSC eKYC nhanh chóng chỉ với 3 phút. Xem hướng dẫn chi tiết: Hướng dẫn mở tài khoản.
Bước 2: Nộp tiền vào tài khoản chứng khoán. Xem hướng dẫn chi tiết nạp tiền vào tài khoản: Hướng dẫn nạp tiền.
Bước 3: Đặt lệnh mua cổ phiếu TAR Web/App DSC Trading
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với DSC qua hotline: 0911 000 316 để được hướng dẫn trực tiếp.
Trên đây là những đánh giá chi tiết về cổ phiếu TAR. Hi vọng nhà đầu tư đã có những quyết định cho riêng mình về câu hỏi có nên mua cổ phiếu TAR. Tham khảo thêm các bài viết phân tích về cổ phiếu khác tại mục Đầu tư hiệu quả của DSC nhé.
Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!
Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:










