Hướng dẫn kết hợp công cụ phân tích kỹ thuật để giao dịch hiệu quả
Hiện nay có hàng triệu phương pháp đầu tư trên thị trường chứng khoán nhưng phổ biến nhất vẫn phải kể đến là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Trong đó phân tích kỹ thuật lại được xem là tạo ra nhiều biến thể hơn cả. Ở bài viết này, hãy cùng DSC tìm hiểu thêm về sự đa dạng của phân tích kỹ thuật và sự kết hợp của chúng nhé.
Trước khi đến với các công cụ, các nhà đầu tư luôn phải xác định được những yếu tố sau đây để có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường và sự đa dạng của Phân tích kỹ thuật:
-
Xu hướng giá hiện tại;
-
Sức mạnh xu hướng giá hiện tại;
-
Trạng thái sức mạnh giá hiện tại;
-
Trạng thái sức mạnh dòng tiền;
-
Biên độ dao động của giá.
Từ những yếu tố này, các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm ra cho mình các công cụ phân tích kỹ thuật phù hợp.
Xu hướng giá
Xu hướng giá hiện tại có lẽ là yếu tố cơ bản nhất với các nhà đầu tư khi phân tích kỹ thuật. Chúng ta có thể dễ dàng xác nhận xu hướng bằng công cụ như đường trung bình động (MA) hoặc đường xu hướng (Trendline).
Sức mạnh xu hướng giá
Nhà đầu tư sau đó sẽ xác định sức mạnh của xu hướng giá bằng các công cụ như MACD hoặc ADX. Trong đó, MACD luôn là chỉ báo thông dụng và dễ sử dụng nhất cho việc xác định sức mạnh xu hướng.
Trạng thái sức mạnh giá
Các công cụ thường được sử dụng khi xác định sức mạnh giá bằng các ngưỡng quá mua, quá bán của RSI và Stochastic. Đặc biệt là với RSI cho thấy được trạng thái giá đang rơi trong khu vực nào, có thể tới các vùng nào cùng thông tin các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự đo lường bằng quán tính giá.
Trạng thái sức mạnh dòng tiền
Có thể dễ dàng thấy được sức mạnh dòng tiền dựa trên chỉ báo khối lượng nằm dưới đường giá. Các nhà đầu tư có thể áp dụng thêm đường trung bình của khối lượng để làm mượt và có cái nhìn trực quan hơn về biến động cụ thể của loại tài sản hiện tại.
Biên độ dao động của giá
Biên độ dao động (Volatility) của giá chính là khoảng cách giá dao động tính từ đường trung bình động một khoảng thời gian nhất định. Bollinger Bands là chỉ báo phổ biến nhất dùng để đo biên độ cũng như biến động của cổ phiếu. Thông thường khi Bollinger Bands kết hợp với chỉ báo khác cho độ tin cậy rất cao.
Nhìn chung, chúng ta thấy được rằng việc áp dụng chỉ một trong những công cụ trên sẽ rất khó cho nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn. Hy vọng từ bài viết trên, các nhà đầu tư có thể từng bước khai thác được hết tiềm năng của các công cụ phân tích kỹ thuật từ đó có thể đầu tư hiệu quả hơn. Chúc các bạn luôn thành công!









