So sánh cặp chỉ báo kết hợp ADX và Stochastic & kết hợp RSI và MACD
Trong thị trường tài chính có rất nhiều loại tài sản biến động với nhiều tính chất phức tạp khác nhau. Cũng từ đó mà nhiều nhà đầu tư cá nhân đã tạo nên các cặp chỉ báo để dễ dàng hơn trong việc giao dịch. Hai trong những cặp chỉ báo phổ biến nhất là RSI, MACD và ADX, Stochastic. Ở bài viết này hãy cùng DSC tìm hiểu thêm và so sánh về cách giao dịch của 2 cặp chỉ báo thông dụng này.
2 Cặp chỉ báo này được xây dựng dựa trên ý tưởng gồm 1 chỉ báo về đo độ mạnh, yếu của xu hướng, 1 chỉ báo về mức độ dao động của đường giá.
Chỉ báo về đo sức mạnh của xu hướng
Chỉ báo ADX (hay còn được gọi là chỉ số định hướng trung bình) là một chỉ báo dùng để xác định tình trạng mạnh yếu của xu hướng. Chỉ báo này rất được tin dùng với một số nhà đầu tư.
ADX càng cao thì xu hướng càng mạnh, ADX càng thấp thì thì xu hướng càng yếu
ADX dưới 25: xu hướng yếu, không đáng kể
ADX trên 25: xu hướng trung bình đến mạnh.
Tương tự như ADX, MACD có thể dùng để đo lường sức mạnh của giá:
Phân kỳ dương MACD xảy ra khi MACD vượt lên trên đường Signal và dao động trên mức Zero cho biết xu hướng đang tăng mạnh, ngược lại dao động dưới mức Zero cho thấy xu hướng yếu;
Phân kỳ âm MACD xảy ra khi MACD cắt xuống dưới đường Signal và dao động dưới mức Zero cho biết xu hướng đang giảm mạnh, ngược lại dao động trên mức Zero cho thấy xu hướng yếu.
Chỉ báo về đo lường mức độ dao động
Ngoài việc đo mức độ dao động, chỉ báo Stochastic còn được sử dụng làm mốc tham chiếu cho tình trạng của giá hiện tại ở ngưỡng quá bán hoặc quá mua. Do công thức của Stochastic được tính bằng giá thấp nhất, cao nhất và đóng cửa của nến nên thường được sử dụng cùng ADX, chỉ báo có các biến số tương ứng.
Chỉ báo phát ra các tín hiệu tại một số mốc:
Tín hiệu quá bán: dưới mốc 20
Tín hiệu quá mua: trên mốc 80
Trên mốc 20, dưới mốc 80 và quanh khu vực 50 thường được gọi là vùng trung tính.
RSI thể hiện cường độ mạnh yếu của giá và được tính bằng giá của các phiên đóng cửa trước đó gần nhất. Do đó, nó thường được xem là bình thường khi chuyển động cùng pha với đường giá.
Trong chỉ báo RSI sẽ có 2 ngưỡng: quá mua và quá bán:
Quá mua là mức khi RSI chạm đến thì cho thấy bên mua có thể sẽ yếu dần đi và nhường chỗ cho bên bán. Ngưỡng quá mua thường được mặc định ở mức 70
Tương tự với ngưỡng quá mua, quá bán là mức RSI đâm thủng thì cho thấy bên bán có thể sẽ yếu đi và nhường chỗ cho bên mua. Ngưỡng quá bán thường được mặc định ở mức 30.
Ứng dụng của các cặp chỉ báo
Dưới đây là ví dụ về cổ phiếu HPG, khung D1. Hiện tại đường giá đang phân kỳ âm với RSI. Đồng thời MACD Histogram cũng dần hẹp lại cho thấy xu hướng có tín hiệu đảo chiều. Vào phiên có khối lượng đột biến chính thức xác nhận đảo chiều xu hướng, nhà đầu tư nên thực hiện đóng lệnh tại thời điểm này.
Cặp chỉ báo ADX + Stochastics thường sẽ nhạy hơn chỉ báo RSI + MACD đồng nghĩa với việc tín hiệu từ ADX + Stochastics sẽ nhanh hơn và cho điểm vào sớm hơn. Ngược lại đó cũng chính là điểm yếu của cặp chỉ báo này khi độ tin cậy thấp, rủi ro phải chịu của nhà đầu tư cao và thường ít được sử dụng hơn RSI và MACD.
Qua bài viết trên, DSC hi vọng các nhà đầu tư có thể hiểu về 2 cặp chỉ báo thông dụng của thị trường chứng khoán từ đó áp dụng chúng vào đầu tư một cách hiệu quả. Chúc các bạn thành công!
Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!
Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:










