Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
    Kiến thức
    localesVi
    Đăng nhập

    Hướng dẫn chi tiết giao dịch theo xu hướng và ví dụ minh họa

    Trong thị trường luôn luôn tồn tại những công ty, tổ chức tài chính lớn với khối lượng dòng tiền khổng lồ. Do đó, những con sóng lớn trên thị trường chứng khoán cũng phần nào bắt nguồn từ họ. Ở bài viết này DSC sẽ mang đến cho các nhà đầu tư phương pháp đầu tư theo xu hướng (trend following) để kiếm được lợi nhuận từ việc nắm bắt xu hướng dòng tiền.

    Lý thuyết về xu hướng

    Xu hướng là tổng hợp sự thay đổi của giá tạo thành các đường dịch chuyển có hướng. Theo lý thuyết Dow, xu hướng thường được chia thành 3 loại theo thời gian diễn ra:

    • Xu thế cấp 1 (xu hướng dài hạn): xu thế diễn ra trên 5 năm;

    • Xu thế cấp 2 (xu hướng trung hạn): xu thế diễn ra trong 1- 5 năm;

    • Xu thế cấp 3 (xu hướng ngắn hạn): xu thế diễn ra dưới 1 năm.

    Xu hướng được chia thành 3 loại: tăng, giảm, đi ngang.

    • Xu hướng tăng: xảy ra khi đường giá tăng dốc lên trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này biểu thị cho việc thị trường đang có nhu cầu lớn mua loại tài sản này;

    • Xu hướng giảm: xảy ra khi đường giá giảm dốc xuống trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này biểu thị cho việc nhu cầu mua loại tài sản này của thị trường dần nhỏ lại;

    • Xu hướng đi ngang: xảy ra khi đường giá không tạo nên xu hướng mà chỉ đi ngang hoặc các đỉnh/đáy mới không thể vượt qua các đỉnh/đáy cũ. Điều này cho thấy cung cầu trên thị trường đang ở mức cân bằng.

    Cách xác định và giao dịch theo xu hướng

    Các nhà đầu tư có thể xác định xu hướng bằng chỉ báo, đường xu hướng, … Trong đó, được sử dụng phổ biến nhất là:

    • Đường MA (moving average): đường trung bình động được tính bằng trung bình cộng giá các phiên trước đó. Mặc dù được tính bằng dữ liệu quá khứ nên MA có phần trễ hơn so với giá nhưng MA lại có thể làm mượt đường giá và cho các nhà đầu tư cái nhìn trực quan hơn về xu hướng của giá.

    • Đường MACD: là một công cụ rất thông dụng trong phân tích kỹ thuật. Các tín hiệu MACD được xây dựng dựa trên sự giao cắt của các đường EMA với nhau. Cũng chính vì lý do EMA có trọng số những ngày gần nhất cao hơn nên độ trễ của chỉ báo MACD được giảm thiểu so với đường trung bình động cơ bản.

    • Đường xu hướng (trendline): là một đường thẳng nối các đỉnh hoặc đáy tạo thành các ngưỡng cản và tạo nên các xu hướng tồn tại trong một khoản thời gian nhất định. Ngoài ra, các đường trendline có thể kết hợp với nhau tạo thành các mô hình kênh, nêm tăng, giảm giá.

     

    Phương thức giao dịch phổ biến theo Trend following:

    • Vào lệnh khi giá điều chỉnh

    Khi giá có hiện tượng rũ bỏ là thời điểm cho nhà đầu tư bắt đầu sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật để xác nhận xu hướng. Lúc này nếu tín hiệu biểu thị cho sự tiếp diễn xu hướng tăng cũ thì các nhà đầu tư bắt đầu thực hiện lệnh mua vào.

    Dưới đây là ví dụ về STB, khung D1 cho thấy giá tiếp diễn xu hướng tăng sau khi điều chỉnh. Với đường MACD cắt lên đường Signal cùng khối lượng giảm, đảo chiều xu hướng không xảy ra và mở ra cơ hội mua vào tại điểm giá hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

    • Vào lệnh khi xác nhận breakout

    Khi giá có hiện tượng breakout qua một ngưỡng cản từ trước được tạo ra bởi trendline, hỗ trợ hoặc các chỉ báo phân tích kỹ thuật là thời điểm thích hợp cho các nhà đầu tư thực hiện lệnh mua vào.

    Dưới đây là ví dụ về VHC, khung D1 cho thấy giá đã tạo ra kháng cự yếu sau khi giá lập đỉnh tại đây đến lần thứ 3. Với mô hình mở Gap của một nến tăng thân dài cùng khối lượng đột biến, nhà đầu tư giao dịch theo phương pháp này có cơ hội đặt lệnh mua vào khi giá tiếp diễn xu hướng cũ.

    Chiến lược giao dịch theo xu hướng (Trend following) là chiến thuật đầu tư dễ sử dụng, phù hợp với mọi nhà đầu tư. Hy vọng các nhà đầu tư có thể tìm ra cho riêng mình chiến lược khi đầu tư một cách đúng đắn. Chúc các bạn luôn thành công!

    Nội dung liên quan
    Xu hướng
    Chiến lược đầu tư
    Bài viết nhiều người xem
    Các chỉ báo xác định xu hướng đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật
    10570 lượt xem
    Có nhiều cách để xác định xu hướng của thị trường chứng khoán, trong đó sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là một phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số chỉ báo xác định xu hướng của thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết.
    Bull Trap - Bẫy tăng giá là gì? Cách phát hiện để ra quyết định chính xác
    7787 lượt xem
    Bull Trap là gì? Ví dụ minh họa về Bẫy Bull Trap cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
    Tỷ lệ Risk/Reward (rủi ro trên lợi nhuận) là gì? Ý nghĩa trong giao dịch chứng khoán
    7272 lượt xem
    Tỷ lệ Risk/Reward (R/R) là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng trong một giao dịch. Hiểu rõ và áp dụng tỷ lệ R/R hiệu quả sẽ dẫn đến chiến lược giao dịch thông minh và gia tăng khả năng thành công.
    Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
    6681 lượt xem
    Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
    Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
    6022 lượt xem
    Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
    Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
    5904 lượt xem
    Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
    Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
    5847 lượt xem
    Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
    Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
    5810 lượt xem
    Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
    RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
    5720 lượt xem
    RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
    Thị trường Sideway và Break-out: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
    5465 lượt xem
    Thị trường Sideway và Breakout: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán

    DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

    HỘI SỞ CHÍNH

    Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

    (024) 3880 3456

    info@dsc.com.vn

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI